“Bộ tứ siêu quyền lực” và làng âm thanh Việt Nam (P1)

5/5 - (3 bình chọn)

“BỘ TỨ SIÊU QUYỀN LỰC” VÀ LÀNG ÂM THANH CHÚNG TA

 

Trong quyển “10 sai lầm chết người trong tiếp thị” của Philip Kotler – cha đẻ marketing hiện đại đã viết: “Một trong những sai lầm lớn nhất của các công ty hôm này đó là việc không xác định chính xác đối thủ, nhất là đối thủ tiềm ẩn”.

 

Philip Kotler 10 sai lầm chết người trong tiếp thị


Làng âm thanh chuyên nghiệp thế giới và cả Việt Nam đã và đang gặp nhiều khủng hoảng. Sự thay đổi chủ sở hữu liên tục của các ông lớn, sự soán ngôi và chiếm lĩnh của các quyền lực mới như: 


Samsung thâu tóm Harman Group.
Yamaha thôn tính Nexo.
Music Group của ngài Uli Behringer chiếm lĩnh hàng loạt tên tuổi đình đám như Midas, Tannoy, Klark Teknik, TurboSound, Bosch thâu tóm tập đoàn Telex với những EV và Dynacord.


Tất cả điều đó đã thay đổi căn bản hệ thống các nhà phân phối và xáo trộn kênh đại lý truyền thống. 


Nhưng sự xáo trộn và thay đổi này không phải là nguyên nhân trực tiếp gây ra sự khủng hoảng và suy thoái kênh truyền phân phối thống. Vậy nó là gì? 

 

kênh phân phối nhỏ lẻ thất bại do đâu?


Kênh phân phối nhỏ lẻ truyền thống chết do đâu?


Những năm gần đây chúng ta thấy, các đại gia – tập đoàn siêu thị khổng lồ đã và đang nuốt gọn các cửa hàng, showroom và công ty nhỏ lẻ. Nhìn đến “các tuyến phố” nhộn nhịp của làng âm thanh chuyên nghiệp Sài Thành (Điện Biên Phủ, 3-2) và Hà Thành (Hàng Bài, Hai Bà Trưng) ngày thêm thanh vắng đìu hiu với sự mất dần của các nhà phân phối đủ cho ta thấy kênh nhỏ lẻ truyền thống đã và đang khủng hoảng nghiêm trọng. 

 


Vậy đối thủ nào đã giết chết kênh phân phối nhỏ lẻ “bán chuyên-amateur” truyền thống? Đó chính là kênh siêu thị với các đại gia “tay to-mật lớn-lực khỏe”, họ mua hàng lô lớn, giá thấp, bán giá niêm yết chuẩn chỉ, không mờ ảo, không lừa gạt, không cò quay và phụ vụ tận tình. Khách hàng tin tưởng và rất an tâm khi lựa chọn.


Cách đây 5-10 năm, chúng ta thấy các Siêu thị điện máy đua nhau nở rộ từ Metro đến Nguyễn Kim, từ Pico đến Mediamart, từ HC đến Trần Anh rồi sau này là Thegioididong rồi Điện Máy Xanh. Nhưng 3 năm trở lại đây, rất nhiều trong số các đại gia này cũng đang thành lay lắt và èo uột. Ngoài Thegioididong vẫn phát triển và Nguyễn Kim là còn trụ vững, thì các đại gia khác đang trên đà suy thoái. 


Đến lượt mình, các đại gia siêu thị (Kênh siêu thị) cũng đang gặp quá nhiều thách thức và cạnh tranh bởi một đối thủ cực nguy hiểm khác đó là các “Đại gia công nghệ” nhất là kênh Online. “Tên sát thủ ẩn mặt” này hiện đang đe dọa và canh tranh khốc liệt với các đại gia siêu thị.

 

jeff bezos amazon


Từ ngày thành lập ở cái nhà kho nhỏ bé cũ kỹ, Jeff Bezos đã phải lấy điện thoại tự gọi cho mình để có tiếng chuông reo như người khách đặt hàng, cho đỡ buồn và tẻ nhạt. Ít ai ngờ rằng một trang web nhỏ bé bán sách online kia hiện nay đã trở thành một con bạch tuộc khổng lồ vươn các súc tu của nó đến mọi ngõ ngách toàn cầu với thương hiệu Amazon lừng lẫy. Mấy năm trước đây, Amazon đã nuốt gọn tập đoàn siêu thị bán lẻ Top 6 của Mỹ là Sears chứ không còn tính tới mấy nhà xuất bản sách như hồi đầu họ khởi nghiệp. Hiện nay Amazon đã và đang thâu tóm, thôn tính hàng trăm ngàn thương hiệu và các nhà sản xuất nhỏ lẻ khác. Chẳng khó để thấy vụ ly hôn của ông chủ giàu nhất thế giới đã nghiêm nhiên biến vợ cũ của ông thành người phụ nữa giàu Top 4 thế giới. Tập đoàn Amazon hiện vẫn đang phát triển và không ngừng bành trướng trên khắp năm châu bốn bể.

 

Hết phần 1)
Theo J Tran

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *